Buổi sáng 10.3.1974, từ trong rừng rậm, một người trung niên Nhật có dáng gầy gò trong bộ quân phục của quân đội Nhật Hoàng, tay xách khẩu súng trường bước ra để trình diện tại đồn cảnh sát ở đảo Lubang, Philippines. Người này cúi gập người và nói: “Tôi là Hiro Onoda, thực hiện mệnh lệnh của cấp trên để tới đây đầu hàng”. Các cảnh sát Philippines há hốc mồm vì ngạc nhiên, bởi từ thời điểm Thế chiến II kết thúc đã gần 30 năm trôi qua.
Mệnh lệnh khắc nghiệt
Cựu đệ nhất phu nhân Philippines – bà Imelda Markos nhớ lại: “Tôi đã có dịp nói chuyện với Hiro Onoda, ông ta đã trải qua cơn sốc kinh khủng khi mọi người nói rằng chiến tranh đã kết thúc vào năm 1945. Ánh mắt của Hiro Onoda tối sầm, ông ta hỏi tôi: “Làm sao mà nước Nhật có thể bại trận được? Vì sao mà tôi phải nâng niu cây súng của mình suốt từng ấy năm trời và vì sao các bạn bè của tôi phải chết? Tôi không biết phải trả lời ông ấy làm sao. Hiro Onoda ngồi và khóc nức nở”.
Câu chuyện kỳ lạ của sĩ quan Onoda tại các rừng rậm Philippines bắt đầu ngày 17.12.1944, khi mà chỉ huy của anh ta là thiếu tá Taniguchi hạ lệnh cho người thuộc cấp 22 tuổi Onoda cùng một số chiến binh khác tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân Mỹ tại Lubang. Taniguchi nói: “Chúng ta chỉ tạm thời rút lui. Các anh hãy vào rừng, làm lều, chuẩn bị kho vũ khí… Tôi cấm các anh tự tử hoặc đầu hàng. Có thể phải ẩn náu 3 năm, 4 năm hay 5 năm, nhưng tôi sẽ quay lại với các anh. Lệnh này chỉ có tôi mới được quyền thay đổi”. Lúc ấy quân Mỹ chuẩn bị đổ bộ xuống Lubang và Onoda cùng hai chiến binh Nhật khác rút lui vào rừng theo mệnh lệnh.
Sau này người ta đã đến xem nơi trú ẩn của Onoda trong rừng, ở đó có căng tấm băng – rôn viết bằng chữ Nhật: “Tiến hành chiến tranh đến ngày chiến thắng”. Còn trên bức vách có treo hình Nhật Hoàng.
Onoda không hiểu điều gì đã xảy ra với các tiểu đoàn Nhật khác. Vào tháng 10.1945, anh ta tìm thấy tờ truyền đơn của người Mỹ: “Nhật Bản đã đầu hàng vào ngày 14.8. Hãy xuống núi và đầu hàng!”. Onoda dao động, nhưng lúc ấy anh ta lại nghe thấy tiếng súng nổ cách đó không xa và hiểu rằng, chiến tranh vẫn tiếp diễn. Tờ truyền đơn đó là sự lừa dối – Onoda nghĩ thầm, rồi anh ta luồn lách đi sâu thêm vào rừng rậm…
Cuộc chiến trường kỳCâu chuyện kỳ lạ của sĩ quan Onoda tại các rừng rậm Philippines bắt đầu ngày 17.12.1944, khi mà chỉ huy của anh ta là thiếu tá Taniguchi hạ lệnh cho người thuộc cấp 22 tuổi Onoda cùng một số chiến binh khác tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân Mỹ tại Lubang. Taniguchi nói: “Chúng ta chỉ tạm thời rút lui. Các anh hãy vào rừng, làm lều, chuẩn bị kho vũ khí… Tôi cấm các anh tự tử hoặc đầu hàng. Có thể phải ẩn náu 3 năm, 4 năm hay 5 năm, nhưng tôi sẽ quay lại với các anh. Lệnh này chỉ có tôi mới được quyền thay đổi”. Lúc ấy quân Mỹ chuẩn bị đổ bộ xuống Lubang và Onoda cùng hai chiến binh Nhật khác rút lui vào rừng theo mệnh lệnh.
Sau này người ta đã đến xem nơi trú ẩn của Onoda trong rừng, ở đó có căng tấm băng – rôn viết bằng chữ Nhật: “Tiến hành chiến tranh đến ngày chiến thắng”. Còn trên bức vách có treo hình Nhật Hoàng.
Onoda không hiểu điều gì đã xảy ra với các tiểu đoàn Nhật khác. Vào tháng 10.1945, anh ta tìm thấy tờ truyền đơn của người Mỹ: “Nhật Bản đã đầu hàng vào ngày 14.8. Hãy xuống núi và đầu hàng!”. Onoda dao động, nhưng lúc ấy anh ta lại nghe thấy tiếng súng nổ cách đó không xa và hiểu rằng, chiến tranh vẫn tiếp diễn. Tờ truyền đơn đó là sự lừa dối – Onoda nghĩ thầm, rồi anh ta luồn lách đi sâu thêm vào rừng rậm…
Năm này nối tiếp năm khác. Onoda chiến đấu trong rừng rậm. Onoda lấy nước suối đun sôi để dùng, ăn hoa quả và trong suốt ngần ấy năm trời “chiến binh Samurai cuối cùng” chỉ một lần duy nhất bị viêm họng.
Cứ một lần một tháng, anh ta cùng hai người đồng đội tiến ra bìa rừng phục kích bắn vào một chiếc xe Jeep quân sự nào đó rồi nhanh chóng rút lui. Nhưng đến năm 1950, một người trong nhóm đã không chịu nổi sự căng thẳng nên trốn ra đầu hàng cảnh sát. Onoda và một người khác lại đi sâu thêm vào rừng, làm chỗ trú ẩn mới một cách kín đáo, tiếp tục cuộc chiến của mình.
Onoda cũng như hai người đồng đội của mình trước đó luôn tin rằng cấp trên sẽ quay lại vì họ. Ngay cả sau này, có những lúc Onoda hoang mang khi nghĩ rằng quân đội Nhật đã bỏ rơi họ, thì anh ta cũng không có ý định đầu hàng. Có một lần Onoda định tự tử, nhưng ngay lập tức từ bỏ ý nghĩ này vì thiếu tá Taniguchi đã ra lệnh không được làm như thế.
Con sói đơn độc
Vào tháng 10.1972, Onoda và người đồng đội đặt trái mìn cuối cùng trên đường gần làng Imora để phục kích quân Philippines. Trái mìn không nổ, nên họ giao tranh với quân Philippines. Người bạn bị bắn chết, còn Onoda thì bỏ chạy vào rừng sâu.
Cái chết của một lính Nhật sau 27 năm khi nước này đầu hàng đã gây chấn động cả xứ sở Phù Tang. Một đội tìm kiếm được nhanh chóng thành lập để đến Malaysia, Philippines để kiếm tìm những người lính của quân đội Nhật Hoàng còn ẩn náu trong rừng kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Gần 30 năm các đội biệt động thiện chiến không phát hiện ra Hiro Onoda, thế nhưng cuối cùng một khách du lịch Nhật tên là Suzuki khi đi sưu tập bướm trong rừng đã tình cờ “đụng” Onoda. Người này khẳng định với “samurai cuối cùng” là nước Nhật đã đầu hàng, chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Onoda ngẫm nghĩ, trả lời: “Tôi không tin. Thiếu tá Taniguchi chưa thay đổi mệnh lệnh thì tôi vẫn tiếp tục chiến đấu”.
Quay trở về Nhật Bản, Suzuki tìm mọi cách để tìm thiếu tá Taniguchi và rất khó khăn mới tìm được ông ta. Người lãnh đạo của “samurai cuối cùng” thay tên đổi họ và trở thành nhà kinh doanh điện ảnh. Họ cùng nhau đến khu rừng Lubang, tìm đến nơi Onoda ẩn náu. Khi ấy Taniguchi mặc quân phục và ra mệnh lệnh Onoda phải ra đầu hàng. “Samurai cuối cùng” vác súng trường trên vai và đến đồn cảnh sát đầu hàng.
“Khi ấy người dân Philippines đòi phải mang Onoda ra xét xử – bà Imelda Markos nhớ lại – Bởi trong “30 năm chiến tranh” anh ta cùng đồng đội đã giết và làm bị thương 130 người lính và cảnh sát. Nhưng chồng tôi quyết định tha bổng người lính 52 tuổi này và cho phép anh ta trở về quê hương”.
Trở về quê hương, Onoda không khỏi kinh sợ khi nhìn thấy những ngôi nhà cao tầng, những đồ điện tử hiện đại… Hằng đêm Onoda vẫn mơ thấy rừng rậm nhiệt đới, nơi ông sống hàng chục năm ở đó. Sau đó vài năm, ông mua một ngôi nhà trong rừng ở Brazil và chuyển đến nơi đó sinh sống.
Năm 1996 ông trở lại Philippines, không ở lại khách sạn mà yêu cầu được ở trong một túp lều nơi rừng rậm. Onoda từ chối gặp báo chí bởi cho rằng mình đã xuất bản cuốn sách Không đầu hàng: 30 năm chiến tranh của tôi chứa đựng mọi điều trong đó. Giờ đây khi đã ở tuổi 85, ông chỉ trả lời một câu hỏi: Nếu như thiếu tá Taniguchi không đến ra lệnh cho ông đầu hàng thì điều gì sẽ xảy ra? Rất đơn giản, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến tận bây giờ – Onoda trả lời.
Cứ một lần một tháng, anh ta cùng hai người đồng đội tiến ra bìa rừng phục kích bắn vào một chiếc xe Jeep quân sự nào đó rồi nhanh chóng rút lui. Nhưng đến năm 1950, một người trong nhóm đã không chịu nổi sự căng thẳng nên trốn ra đầu hàng cảnh sát. Onoda và một người khác lại đi sâu thêm vào rừng, làm chỗ trú ẩn mới một cách kín đáo, tiếp tục cuộc chiến của mình.
Onoda cũng như hai người đồng đội của mình trước đó luôn tin rằng cấp trên sẽ quay lại vì họ. Ngay cả sau này, có những lúc Onoda hoang mang khi nghĩ rằng quân đội Nhật đã bỏ rơi họ, thì anh ta cũng không có ý định đầu hàng. Có một lần Onoda định tự tử, nhưng ngay lập tức từ bỏ ý nghĩ này vì thiếu tá Taniguchi đã ra lệnh không được làm như thế.
Con sói đơn độc
Vào tháng 10.1972, Onoda và người đồng đội đặt trái mìn cuối cùng trên đường gần làng Imora để phục kích quân Philippines. Trái mìn không nổ, nên họ giao tranh với quân Philippines. Người bạn bị bắn chết, còn Onoda thì bỏ chạy vào rừng sâu.
Cái chết của một lính Nhật sau 27 năm khi nước này đầu hàng đã gây chấn động cả xứ sở Phù Tang. Một đội tìm kiếm được nhanh chóng thành lập để đến Malaysia, Philippines để kiếm tìm những người lính của quân đội Nhật Hoàng còn ẩn náu trong rừng kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Gần 30 năm các đội biệt động thiện chiến không phát hiện ra Hiro Onoda, thế nhưng cuối cùng một khách du lịch Nhật tên là Suzuki khi đi sưu tập bướm trong rừng đã tình cờ “đụng” Onoda. Người này khẳng định với “samurai cuối cùng” là nước Nhật đã đầu hàng, chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Onoda ngẫm nghĩ, trả lời: “Tôi không tin. Thiếu tá Taniguchi chưa thay đổi mệnh lệnh thì tôi vẫn tiếp tục chiến đấu”.
Quay trở về Nhật Bản, Suzuki tìm mọi cách để tìm thiếu tá Taniguchi và rất khó khăn mới tìm được ông ta. Người lãnh đạo của “samurai cuối cùng” thay tên đổi họ và trở thành nhà kinh doanh điện ảnh. Họ cùng nhau đến khu rừng Lubang, tìm đến nơi Onoda ẩn náu. Khi ấy Taniguchi mặc quân phục và ra mệnh lệnh Onoda phải ra đầu hàng. “Samurai cuối cùng” vác súng trường trên vai và đến đồn cảnh sát đầu hàng.
“Khi ấy người dân Philippines đòi phải mang Onoda ra xét xử – bà Imelda Markos nhớ lại – Bởi trong “30 năm chiến tranh” anh ta cùng đồng đội đã giết và làm bị thương 130 người lính và cảnh sát. Nhưng chồng tôi quyết định tha bổng người lính 52 tuổi này và cho phép anh ta trở về quê hương”.
Trở về quê hương, Onoda không khỏi kinh sợ khi nhìn thấy những ngôi nhà cao tầng, những đồ điện tử hiện đại… Hằng đêm Onoda vẫn mơ thấy rừng rậm nhiệt đới, nơi ông sống hàng chục năm ở đó. Sau đó vài năm, ông mua một ngôi nhà trong rừng ở Brazil và chuyển đến nơi đó sinh sống.
Năm 1996 ông trở lại Philippines, không ở lại khách sạn mà yêu cầu được ở trong một túp lều nơi rừng rậm. Onoda từ chối gặp báo chí bởi cho rằng mình đã xuất bản cuốn sách Không đầu hàng: 30 năm chiến tranh của tôi chứa đựng mọi điều trong đó. Giờ đây khi đã ở tuổi 85, ông chỉ trả lời một câu hỏi: Nếu như thiếu tá Taniguchi không đến ra lệnh cho ông đầu hàng thì điều gì sẽ xảy ra? Rất đơn giản, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến tận bây giờ – Onoda trả lời.
Liên hệ ngay với trung tâm du học Nhật Bản Global - 40 Kim Mã , Ba Đình , Hà Nội Điện thoại: (04) 22 630 888 (04) 22 630 999 Hotline: 0987 917 555 Fax : (04) 8582 0000
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét