Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Sao sống khổ khi hết thời

Từng có thu nhập hàng triệu USD mỗi năm nhưng khi hết thời, không ít người phải sống trong bất hạnh, khốn khó.
Không còn trẻ, không còn lộng lẫy, điều đó đồng nghĩa với việc giải nghệ sớm. Đó chính là lý do nhiều ngôi sao Hollywood luôn đổ cả núi tiền cho các dịch vụ làm đẹp. Thế nhưng, thời gian không chừa một ai và dù có tài năng đến mấy cuối cùng họ cũng phải đối mặt với việc giải nghệ trở về cuộc sống thực, sau những ngày đắm chìm trong ánh hào quang.
Nghèo khó và điên loạn
Tới nay, sự suy tàn của ngọc nữ TVB (Hồng Kông) Lam Khiết Anh đã trở thành một điển hình đầy cay đắng của những diễn viên theo nghiệp điện ảnh. Làm mưa làm gió trên màn ảnh suốt những năm 80 và đầu 90 của thế kỷ trước nhưng hình ảnh cuối cùng của Lam Khiết Anh là nghèo khó và điên loạn.
Sự nghiệp của Lam Khiết Anh bắt đầu xuống dốc khi hoàn tất bộ phim Đại thời đại vào năm 1998. Có người cho rằng cô không thể thoát khỏi vai diễn một phụ nữ mất trí trong phim và mắc bệnh trầm cảm.
Sau đó, một loạt điều tồi tệ đã xảy ra: Cha mẹ mất, người yêu bỏ, bị tai nạn giao thông và những người đàn ông từng quỳ dưới chân cô, nay lạnh lùng quay lưng. Sau đó không lâu, cô có những dấu hiệu của bệnh tâm thần. Cô được đưa vào viện tâm thần chữa trị một năm.
Sao sống khổ khi hết thời
Lam Khiết Anh khi đang là ngôi sao ở đỉnh cao..
Năm 2006, cô trở lại với công chúng của mình và tuyên bố phá sản. Đau đớn hơn, người ta còn phát hiện cô đứng ở khu đèn đỏ với điếu thuốc trên tay và sẵn sàng quát tháo.
Giữa năm 2008, nữ diễn viên này lại có những biểu hiện của bệnh tâm thần và được đưa vào bệnh viện. Sau khi ra viện, tinh thần của cô không trở lại như cũ mà luôn ở trong tình trạng “ngơ ngơ ngẩn ngẩn”. Phóng viên ảnh bắt gặp cô ngồi bệt trước cửa một cửa hàng ở Hồng Kông vừa hút thuốc vừa xin tiền người qua lại. Nhưng dường như cô cũng chẳng bận tâm đến thái độ của mọi người qua lại trên đường mà nhìn mọi thứ với khuôn mặt thất thần.
Gần đây, báo chí đưa tin, một người bạn đã sắp xếp cho Lam Khiết Anh biểu diễn ở Chai Wan, Hồng Kông. Cô hát những ca khúc cũ để cho khách đến quán giải trí và khiêu vũ.
Người đẹp 46 tuổi này chỉ được trả một phong bì nhỏ nhưng đủ để cô có thể ăn uống thoải mái. Mặc dù số tiền kiếm được không nhiều nhưng đây là sự khởi đầu lại có vẻ tốt đẹp cho nữ diễn viên có cuộc đời đã vốn truân chuyên.
Khi xuất hiện trên sân khấu hay trò chuyện với bạn bè, cô trông đã khỏe khoắn và tinh thần dường như minh mẫn, không còn ngơ ngác, buồn bã như lúc trước. Dù xuất thân là diễn viên phim cấp ba nhưng Ai Iijima vẫn được nhìn nhận là một ngôi sao sáng của xứ hoa anh đào sau khi lấn sang sân truyền hình và công việc MC.
Điều đó cũng khẳng định Ai Iijima có thu nhập khá ổn so với nhiều diễn viên khác. Nhưng từ khi quyết định giải nghệ, cuộc đời Ai Iijima bước sang một trang khác tồi tệ hơn. Người yêu cô ra đi và điều đó khiến cho Ai suy sụp. Cô bắt đầu tìm đến rượu để giải khuây và thuốc ngủ để tìm sự bình yên. Ai Iijima đã chết tại nhà riêng ở Tokyo vào năm 2009.
Sao sống khổ khi hết thời
Từ khi quyết định giải nghệ, cuộc đời Ai Iijima (sao phim cấp 3 Nhật Bản)bước sang một trang khác tồi tệ hơn.
Bấp bênh sao già Hollywood
Ánh hào quang ở Hollywood là điều có thật. Những ngôi sao thu về bộn tiền từ các dự án điện ảnh là điều có thật. Những căn nhà triệu USD, những bữa tiệc xa xỉ, những món quà đắt tiền, những bộ trang phục sang trọng,... tất cả đều có thật.
Và một Viện Dưỡng lão Hollywood với tên gọi Ngôi nhà an dưỡng của ngành điện ảnh, nơi mà hàng loạt ngôi sao và người làm trong ngành điện ảnh sống những ngày cuối đời, cũng có thật ở kinh đô điện ảnh Hollywood.
Ngôi nhà này được thành lập 6 thập kỷ trước từ tiền quyên góp của các ngôi sao màn ảnh rộng để chăm sóc những diễn viên đã luống tuổi và những người hùng thầm lặng của điện ảnh, bao gồm nhân viên âm thanh, nhân viên kỹ thuật ánh sáng và nhân viên phụ trách máy quay.
Sao sống khổ khi hết thời
..và lúc hết thời lang thang như người điên, xin ăn ngoài đường. Ảnh: Tư liệu
Trong số những tên tuổi nổi tiếng đã từng được chăm sóc ở đây có Johnny Weissmuller, nổi tiếng nhất với vai Tarzan; nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar Mary Astor, người được nhớ tới với hình ảnh cô ngồi một cách kiêu hãnh ở bàn ăn tối riêng của mình; nam diễn viên DeForest Kelly, nổi tiếng với vai tiến sĩ McCoy trong phim Star Trek; Hattie McDaniel, người Mỹ gốc Phi đầu tiên đoạt giải Oscar với vai Mammy trong phim Cuốn theo chiều gió; đạo diễn Stanley Kramer, người từng 9 lần được đề cử Oscar,... Không còn phim trường, không còn thảm đỏ, cuộc sống của họ mỗi ngày là ngắm nhìn những bụi cây được cắt tỉa đẹp đẽ và lang thang quanh viện.
Nếu trước đây, tất cả ngôi sao này từng kiếm được hàng triệu USD với cuộc sống xa hoa thì giờ đây, họ phải sống nhờ tiền đóng góp của các ngôi sao đương thời ở Hollywood.
Quỹ Motion Picture Relief được thành lập bởi ông vua điện ảnh Charlie Chaplin và Douglas Fairbanks, vào năm 1921, với tầm nhìn xa cho những người đang đổ sức cho nghệ thuật điện ảnh bằng khẩu hiệu: “Chúng ta sẽ chăm sóc cuộc sống của mình”. Nó bắt đầu lớn mạnh hơn và trở thành điểm đến của những ngôi sao hết thời. Tuy nhiên, thời gian gần đây, quỹ MPTF với hội đồng quản trị, gồm: Steven Spielberg, Warren Beatty, Michael Douglas và Kevin Spacey, đang rất khó khăn trong việc làm thế nào để có thể giữ cho viện này tồn tại.
Với 7,2 triệu USD chi phí mỗi năm, MPTF không kham nổi và như vậy, hàng trăm diễn viên hết thời đang phải đối mặt với nỗi lo cuộc sống cuối đời của họ sẽ như thế nào và đi về đâu.Người tham gia cuộc vận động giữ lại viện dưỡng lão nghệ sĩ, Shirley Jones, 75 tuổi, nữ diễn viên đoạt giải Oscar, ngôi sao của các phim Oklahoma!, Carousel và The Music Man, nói rằng bà trông mong được sống những ngày cuối đời ở viện. Bà cho biết: “Tôi muốn đến đó và giờ tôi hy vọng rằng chưa quá muộn”.
Tiết kiệm trước khi quá muộn
Quá thấu hiểu quy luật khắt khe của ngành giải trí và qua những bài học của các tiền bối khi ăn tiêu xả láng, vung tay quá trán rồi rơi vào nghèo đói khi thất thế, không ít ngôi sao trẻ hiện nay đang cố sống tiết kiệm. Họ nói không với hàng hiệu và dè sẻn ở mức có thể.
Diễn viên Minh Đạo vẫn ở trọ cùng đồng nghiệp dù khá giàu có để đỡ tốn tiền thuê nhà. Trịnh Nguyên Sướng luôn chia thu nhập thành 3 phần: Tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền sinh hoạt hằng tháng và tiền đầu tư thu lợi, như: mua chứng khoán, mua bảo hiểm... để bảo đảm dù sau này thất nghiệp, anh vẫn đủ tiền sống đến cuối đời.
Lâm Y Thần thường xuyên có mặt trong top 5 nghệ sĩ thu nhập cao nhất Đài Loan nhưng cô quyết tâm chi tiêu như một nhân viên công sở bình thường. Lee Young Ae lừng danh châu Á nhưng lúc nào cũng quần tây đen, áo sơ mi trắng, tóc để xõa và gần như không trang điểm. Kim Bun vẫn đi xe của công ty quản lý và ở cùng bố mẹ trong căn nhà cũ ở một khu vực bình dân cho đỡ tốn tiền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét